NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÂM HỒN VÀ THỊ LỰC CỦA TRẺ

Trong khoảng thời gian một vài tuần đến một vài tháng sau khi sinh, trẻ sẽ học cách sử
dụng đôi mắt. Cùng với những sự phát triển như kiểm soát cánh tay và bàn tay, chúng ta cũng có
thể cảm nhận được sự phát triển vượt trội về thị lực, khả năng theo dõi các vật thể chuyển động,
nhận thức màu sắc, v.v… ở trẻ.
Đồng thời, trẻ cũng bị ảnh hưởng bởi màu sắc được nhìn thấy một cách vô thức.
Hôm nay, từ góc độ phát triển thị giác của trẻ, tôi sẽ nói về những màu sắc mà trẻ yêu
thích và sự ảnh hưởng của màu sắc đối với tâm hồn.
Xác định thị lực và màu sắc với trẻ
Thị lực của trẻ khoảng 8 tuổi phát triển đến mức tương đương với thị lực của người lớn.
 1 tháng tuổi – Nhận biết được sáng tối, nhận biết được chuyển động của bàn tay ở
trước mặt.
 2 tháng tuổi – Phân biệt được những màu sắc như đỏ, xanh lá. Thị lực 0,01
 3 tháng tuổi – Mắt dõi theo những vật chuyển động. Thị lực 0,02
 4 tháng tuổi – Phân biệt được những màu sắc như vàng, xanh dương. Cảm giác về
màu sắc gần như hoàn thiện. Thị lực 0,03
 6 tháng tuổi – Thị lực trong khoảng từ 0,04 đến 0,08
Từ đó, cho đến khi trẻ khoảng 6 tuổi, hầu hết trẻ sẽ phát triển đến mức thị lực của người
lớn (1.0)
Hình dạng trẻ yêu thích
Các tế bào thần kinh trong não của trẻ sơ sinh nhận ra hình dạng được cho là phát triển từ
các hình tròn. Có một kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng hình dạng phản trẻ ứng trước tiên là hình
tròn khi trẻ lần đầu tiên nhìn thấy những vật ở thế giới bên ngoài. Hình dạng của các vật thể rất
đa dạng, các tế bào thần kinh trong não nhận ra chúng khác nhau và phát triển trước hết là tế bào
thần kinh nhận biết hình tròn. Đây là lý do vì sao có nhiều vật hình tròn trong đồ chơi của trẻ, ví
dụ như lục lạc.
 
Ngoài ra, trong các thí nghiệm điều tra sở thích thị giác của trẻ sơ sinh (ánh mắt hướng
những thứ yêu thích) của nhà tâm lý học RL Funts, trẻ ngay sau khi sinh có xu hướng sẽ nhìn
vào những mẫu in và hình minh họa lâu hơn những hình tròn đơn giản. Hơn thế, trẻ có xu hướng
nhìn lâu vào “khuôn mặt con người (minh họa như khuôn mặt con người)”.
Tôi tin rằng những nhân vật có khuôn mặt tròn, đơn giản như "Anpanman" rất được trẻ
yêu thích.
Mắc sắc trẻ thích và không thích
Trẻ sơ sinh phát triển từ "độ sáng". Độ sáng là mức độ sáng/ tối của màu sắc, màu sắc có
độ sáng cao nhất là màu trắng, màu sắc có độ sáng thấp nhất là màu đen.
Màu vàng và màu pastel có độ sáng cao, các màu rõ ràng như đỏ, xanh lá và xanh dương
cũng dễ nhìn thấy đối với trẻ sơ sinh và trẻ cảm thấy thoải mái nhận được sự kích thích vừa phải.
Trong số đó, trẻ có xu hướng thích hệ màu ấm như màu vàng, đỏ, cam, v.v…
Người ta cho rằng nếu bạn nuôi dạy trẻ trong một căn phòng u ám như một căn phòng chỉ
có màu trắng hoặc đen, sự phát triển sẽ bị trì hoãn mà không kích thích thị lực của trẻ. Trong đó,
sử dụng quá nhiều màu đen có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm trí trẻ sơ sinh.
Tổng kết
Có nhiều giai đoạn phát triển khác nhau trong tầm nhìn của trẻ và được hiểu rằng thị lực
chịu những ảnh hưởng khác nhau bởi màu sắc và hình dạng. Giáo viên mầm non cần phải hiểu rõ
rằng mỗi một thiết bị đều có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ nhỏ. Những món đồ chơi đầy màu sắc và
những cuốn sách tranh là những vật dụng quan trọng khuyến khích sự nhạy cảm của trẻ.

Tủ sách dịch